Đóng sổ sách - 5 cách đóng gáy sách dày phổ biến nhất
Đóng sổ sách - 5 cách đóng gáy sách dày phổ biến nhất
Các hình thức đóng gáy sách dày hiện nay rất đa dạng đáp ứng nhiều dạng ấn phẩm khác nhau: đóng gáy keo, bấm ghim, đóng gáy nhiệt, lò xo, khâu chỉ,…
1. Đóng sách keo nhiệt
Sử dụng keo nhiệt cũng là một trong các phương pháp đóng gáy sách dày rất được ưa chuộng trong dịch vụ in ấn. Hiện nay, tại các xưởng in thông thường sẽ có máy móc tự động thực hiện quá trình đóng gáy này. Các tài liệu mang tính chất chuyên nghiệp, đặc thù học thuật đều sử dụng hình thức này với phần bìa dày bảo vệ phần ruột nội dung tạo độ bền và vẻ ngoài cao cấp.
2. Đóng gáy sách bằng lò xo kẽm và lò xo nhựa
Đây là phương pháp đóng gáy sách phổ biến, phù hợp với nhiều loại ấn phẩm như sổ tay, catalogue,… với độ dày mỏng khác nhau. Ưu điểm của kiểu gáy sách này là dễ dàng lật mở, bền, đẹp sang trọng, thanh lịch và đặc biệt là có thể thay ruột khi mong muốn.
Chất liệu nhựa hay kẽm giúp làm tăng tuổi thọ của ấn phẩm, dễ dàng sử dụng nhưng giá thành nhỉnh hơn các hình thức đóng gáy khác.
3. Dùng băng keo dán gáy sách
Một trong những cách đóng sổ sách tiết kiệm chi phí nhất là dùng băng keo, phù hợp cho học sinh và sinh phiên photo tài liệu nghiên cứu và giảng dạytrong một khoảng thời gian. Dù vậy, đối tượng tài liệu được áp dụng cũng bị hạn chế về độ dày. Ngoài ra, độ bền cũng không bằng những hình thức đóng gáy nêu trên, phần băng keo dễ bị bong tróc, làm rách hay mất chữ trên tài liệu.
4. Đóng sách dập ghim dán băng dính
Cũng là một hình thức đóng gáy sách dày tiết kiệm chi phí khác. Thay vì chỉ dán băng keo ở phần gáy sách cố định các trang như cách trên, phương pháp này bổ sung thêm thao tác dập ghim cả bìa trước bìa sau và phần ruột. Sau đó mới dán băng keo lên gáy sách che đi phần ghim dập. Ngoài ra, có thể sử dụng bìa bóng kính sẽ mang lại hiệu quả thẩm mỹ và bền hơn. Cách đóng gáy này phù hợp với học sinh, sinh viên và giáo viên áp dụng với những loại tài liệu phổ thông, tài liệu học tập, nghiên cứu trong một khoảng thời gian nhất định.
5. Sử dụng máy đóng sách
Máy đóng sách nhắc tới ở đây chính là máy bấm ghim, một trong những dụng cụ đóng gáy sách được sử dụng phổ biến trong các xưởng in, hỗ trợ cho việc đóng gáy sách công nghiệp sản xuất, văn phòng với giá thành tương đối hợp lý. Cách đóng gáy sách này khá đơn giản và phù hợp nhiều loại gáy sách khác nhau.
Các thao tác được thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Tìm hiểu sơ bộ về máy đóng sách, nắm bắt về các thông số để điều chỉnh độ sâu, thao tác đục lỗ, dập ghim cùng những thành phần khác.
- Bước 2: Xếp các trang tài liệu muốn đóng gáy chồng lên nhau thành cuốn, bao gồm cả 2 trang bìa mặt trước và mặt sau.
- Bước 3: Đục lỗ trên vài tờ đầu tiên với số trang tương ứng với máy mà bạn đang sử dụng.
- Bước 4: Lần lượt xếp các chồng tài liệu đã sắp xếp vuông vắn, gọn gàng vào máy, tiến hành đục lỗ.
- Bước 5: Chải các xấp tài liệu, đẩy hoặc kéo tay cầm để mở bộ phận lược trên máy.
- Bước 6: Cho các răng lược xâu qua các lỗ đã đục tương ứng trên xấp giấy.
- Bước 7: Tháo lược, đóng lược và đưa sách đã hoàn thành đóng gáy ra khỏi máy.
Nếu bạn đang băn khoăn và tìm kiếm một dịch vụ đóng gáy sách dày uy tín, đảm bảo phù hợp với yêu cầu của các ấn phẩm thông thường hoặc đặc thù với số lượng theo yêu cầu hãy tham khảo ngay In Hoa Mai
Bìa đựng bằng tốt nghiệp , bìa đựng chứng chỉ , cơ sở đóng sổ sách giá rẻ tại Hà Nội , cơ sở đóng sổ sách uy tín giá rẻ tại Hà Nội , đóng bìa cứng gáy vải , đóng bìa cứng mạ vàng , bìa đựng chứng chỉ , đóng sổ sách , đóng sổ sách giá rẻ , thiết kế và in decal ở Hà Nội , in màu giá rẻ
Nhận xét
Đăng nhận xét